Độ nhạy của loa là gì? Cách đo độ nhạy của loa

Độ nhạy của loa là gì? Cách chỉnh như thế nào? Cùng Danamthanhhoitruong tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Xem thêm: https://blog.libero.it/wp/amthanhhoitruong/2021/11/08/loa-am-tran-wifi-la-gi/

Độ nhạy của loa là gì?

Độ nhạy là âm lượng trên bộ khuếch đại của bạn cần phải ở mức nào để loa của bạn hoạt động tốt nhất. Nó đề cập đến thước đo mức độ lớn của loa khi phát ở một mức điện đầu vào nhất định.Đơn vị của độ nhạy loa là: Decibel (dB)

Ý nghĩa của độ nhạy của loa 

Độ nhạy không phải là thước đo tiêu chuẩn về chất lượng âm thanh nhưng nó cho biết amply của bạn cần mạnh đến mức nào để có thể kết hợp với loa và đem đến âm thanh hay hơn. Loa có độ nhạy càng cao thì càng cần ít công suất để tạo ra âm lượng như ý.

Một loa trung bình có độ nhạy trong khoảng 87 dB đến 88 dB. Loa có độ nhạy trên 90 dB được coi là tuyệt vời.

Tham khảo thêm bài viết khác Tại Đây!

Cách đo độ nhạy của loa

Để đo được độ nhạy của loa bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Đặt micro ở phía trước loa, micro cách loa khoảng 1 mét. Ở khoảng cách này, hầu hết các loa ở đầu vào nhất định là 2,83 volt sẽ có đầu ra từ 80dB đến 90dB. 
  • Để micrô cách loa 2 mét thay vì 1 mét sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong kết quả đo được. Mỗi lần tăng gấp đôi khoảng cách này sẽ giảm 6 dB trong đầu ra loa.
  • Khi đã tìm hiểu một số thông tin về độ nhạy của loa. Bạn có thể hiểu và đọc được các thông số này biểu thị gì. Ví dụ 2.83V/m nghĩa là loa được đầu nối với hiệu điện thế đầu vào là 2,83V, khoảng cách đặt máy đo là 1m. 
  • Tương tự, nếu 2,83V/2m nghĩa là vẫn với mức hiệu điện thế đầu vào đó nhưng khoảng cách đặt máy là 2m. Thông thường chỉ số 2,83V/m có độ nhạy tương ứng khoảng từ 80 dB đến 90 dB